ISO và IAF vừa ra thông báo chung nhân sự kiện chỉ còn đúng 1
năm nữa là tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 hết hiệu lực.
Trong thông báo, hai tổ chức nhấn mạnh chỉ còn đúng một năm nữa,
tức là từ ngày 15/09/2018, tất cả các hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
phải được hoàn tất việc chuyển đổi sang phiên bản 2015.
Đây là hai tiêu chuẩn hàng đầu của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
(ISO), mang lại lợi ích to lớn cho các tổ chức trong suốt 30 năm qua và hiện
nay đã có hơn 1,3 triệu giấy chứng nhận đã được ban hành toàn cầu.
Phiên bản mới 2015 của cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 đều
là những bước tiến lớn rất logic so với các phiên bản trước đây, đáp ứng yêu
cầu cả hiện tại và tương lai của các tổ chức.
ISO 9001:2015 nhấn mạnh sự can dự của lãnh đạo vào hệ thống quản
lý chất lượng, đưa vào nội dung tư duy dựa trên rủi ro và gắn chính sách, mục
tiêu chất lượng vào các chiến lược của tổ chức. Trong khi những thay đổi chính
trong ISO 14001:2015 tập trung vào những vấn đề cốt lõi là bảo vệ môi trường,
cải thiện kết quả hoạt động môi trường, tư duy về vòng đời sản phẩm và vai trò
của lãnh đạo.
Thông báo nhấn mạnh rằng việc không hoàn thành việc chứng nhận
chuyển đổi trong thời hạn đồng nghĩa với việc các giấy chứng nhận sẽ không còn
hiệu lực. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Thông báo của ISO và IAF về thời gian chuyển đổi Tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và ISO 14001:2004 sang phiên bản mới
Phiên bản mới có gì đặc biệt?
Cấu trúc phiên bản 2015 của hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001
đã hoàn toàn đổi mới để giống hệt nhau.
Cả hai tiêu chuẩn đều đặt trọng tâm vào tiếp cận quá trình như
xưa, nhưng bây giờ nhấn mạnh thêm đến tiếp cận rủi ro và quy trình bánh xe
Deming, còn được gọi là quy trình PDCA (Plan - Do - Check - Act: Quy hoạch -
Thực hiện - Kiểm tra - Hành động). Những điểm trọng tâm này thể hiện ở nội dung
từ phần 4 đến phần 10 của hai tiêu chuẩn, sắp xếp để người sử dụng tiêu chuẩn
có thể dễ dàng khai triển một cách có hệ thống bốn giai đoạn của bánh xe
Deming.
Giai đoạn “Plan” được thể hiện bởi các phần 4 (Bối cảnh của tổ
chức), 5 (Lãnh đạo) và 6 (Quy hoạch). Trong những phần tương ứng của Sổ tay
chất lượng, doanh nghiệp mô tả hoạt động và mong đợi của các bên liên quan
(stakeholder), chính sách, mục tiêu và quy cách đạt mục tiêu đó.
Giai đoạn “Do” được thể hiện ở những phần 7 (Phụ trợ) và 8 (Tác
động). Doanh nghiệp mô tả những gì sẽ làm để thực hiện những quy trình của
mình.
Giai đoạn “Check” được thể hiện ở phần 9 (Đánh giá hiệu năng).
Doanh nghiệp mô tả những việc phải làm để xác minh xem các mục tiêu mong đợi đã
được đáp ứng đến đâu. Doanh nghiệp mô tả tổ chức của mình và quy trình để sản
phẩm, dịch vụ, môi trường thiên nhiên và an toàn lao động liên tục được cải
thiện.
Dù có hay không có chứng chỉ thích ứng với ISO thì các doanh
nghiệp đã có Sổ tay chất lượng hay Sổ tay QSE (Quality, Safety and Environment:
Chất lượng - An toàn và Môi trường), mà chúng tôi gọi tắt là sổ tay, đã quen
điều hành theo quy trình PDCA rồi. Những doanh nghiệp khác cũng nên tập điều
hành như vậy vì đây là quy trình rất hiệu nghiệm để kinh doanh có lãi bền vững.
Các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn của ngành chuyên môn của
mình thường được các cơ quan chứng nhận khuyến khích viết sổ tay theo cấu trúc
của tiêu chuẩn ISO 9001. Chúng tôi nghĩ đến doanh nghiệp trong nước thuộc các
ngành hàng không (tiêu chuẩn ISO 9100), xe hơi (tiêu chuẩn ISO/TS 16946), thiết
kế - xây dựng (tiêu chuẩn ISO 21500), công nghệ thông tin (tiêu chuẩn ISO
27001), giáo dục (tiêu chuẩn ISO 29990)... Các doanh nghiệp này cũng nên nghĩ
tới việc viết lại sổ tay theo cấu trúc của các tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO
14001, phiên bản 2015. Viết lại một sổ tay là dịp để các doanh nghiệp rà xét
lại quy trình PDCA của mình.
Các doanh nghiệp đã có chứng chỉ thích ứng với ISO hay được cấp
chứng chỉ trước ngày công bố các phiên bản mới thì có thể tiếp tục dùng sổ tay
theo phiên bản hiện hành cho tới ngày xin tái cấp chứng chỉ. Sau đó thì mọi
doanh nghiệp đều phải thích ứng với các phiên bản mới.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét