Hiện nay thời điểm gần
giáp tết vấn nạn rượu giả, kém chất lượng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người sử dụng cũng như tới hình ảnh và uy tín của nhà sản xuất.
xem thêm ; Đào tạo - Chứng nhận FSC/Coc/FM
xem thêm ; Đào tạo - Chứng nhận FSC/Coc/FM
Mới đây chủ tịch của hiệp hội
Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cũng cho rằng hiện nay sản phẩm rượu rất
khó để kiểm soát. Bên cạnh đó tình trạng làm giả, nhái nhãn mác rượu và không
chịu sự quản lý của Nhà nước chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với rượu thật.
Do thu
được lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp trong nước đã cố tình sản
xuất rượu giả, rượu nhái nhãn các nhãn hiệu rượu cả nội lẫn ngoại nổi tiếng, có
uy tín để lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Đại diện Công ty CP Cồn rượu Hà
Nội (Halico), mới đây đã công bố công tác chống rượu giả không chỉ là một vấn đề
về uy tín mà còn là về hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để chống
lại tình trạng thật giả lẫn lộn như từng xảy ra đối với thương hiệu Vodka Hà Nội
vừa qua, trong lần cải tiến đột phá với sự hợp tác của tập đoàn nước ngoài nổi
tiếng và vốn đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất rượu lên tới 50 triệu USD,
Halico không chỉ nâng cao chất lượng, trong đó chú trọng tới tiêu chí an toàn
mà còn thay đổi mẫu mã, áp dụng công nghệ dập nổi vỏ chai, nắp chai chuyên biệt,
khó có thể bắt chước làm giả được bằng những dụng cụ thông thường.
Ông Đàm Thanh Thế - chánh Văn
phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia có nhận định rằng hậu quả dễ thấy nhất
từ vấn nạn rượu giả và kém chất lượng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của người sử dụng. Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc rượu đã xảy ra trên
toàn quốc. Đa số các ca bệnh ngộ độc rượu là do uống rượu trắng không nhãn mác,
không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường.
Hiện quy hoạch ngành rượu là mặt hàng kinh doanh có điều
kiện. Nhà nước chủ trương không cấm nhưng có kiểm soát. Trong đó, nấu rượu công
nghiệp được khuyến khích để thay thế nấu rượu thủ công, các cơ sở chế biến phải
đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
Thời
gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng
rượu không rõ nguồn gốc, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không bảo đảm
an toàn thực phẩm. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là vụ ngộ độc tại huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày 13/2 đã làm 69 người bị ngộ độc, trong đó có 9
người bị tử vong.
Trước
diễn biến phức tạp trên, vào tháng 3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần
Tuấn Anh đã vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn
thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu.
Cụ thể,
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
khẩn trương tổ chức thực hiện công điện Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu
quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản
phẩm rượu.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương
cũng chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan
chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất,
kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, bán tại các cửa hàng ăn uống…) đặc biệt là
rượu sản xuất thủ công.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các
đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; tiến
hành rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự
pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét