Năm 2017 vừa qua Công ty Truyền
tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành các mục tiêu cùng những kế hoạch đã đề
ra đầu năm. Nhằm đảm bảo việc truyền tải điện năng an toàn, liên tục và ổn định
giúp đảm bảo mục tiêu cung cấp điện phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội
của đất nước
Trong đó, tiêu biểu là việc triển
khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ các
dự án. Đã hoàn thành và thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ về tối ưu hóa chi
phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động. Khối
lượng quản lý vận hành vẫn tiếp tục tăng lên nhưng toàn Tổng công ty đã giảm
157 người so với năm 2016. Các chỉ tiêu về năng suất lao động đều tăng trên 10% so với năm 2016, đặc biệt chỉ
tiêu tổng hợp về năng suất lao động của EVNNPT năm 2017 cao gấp 2 lần bình quân
chung toàn EVN và gấp nhiều lần bình quân chung cả nước.
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã có nhiều biện pháp nhằm năng suất lao động.
Theo như
trưởng ban Kỹ thuật sản xuất của (EVNNPT) cho biết, việc công ty ứng dụng các kết
quả đề ra của việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học và công nghệ mới đã
giúp cho (EVNNPT) nâng cao được năng suất lao động giúp giảm thời gian, công sức
và chi phí kiểm tra, xác định sự cố và nhân lực vận hành. Gi úp giảm sự cố lưới
điện và nâng cao năng suất lao động và độ tin cậy cung cấp điện, an toàn cho
người lao động và giúp tin học hóa quá trình vận hành quản lý tài sản.
Theo ông Hùng, mô hình trạm biến
áp (TBA) không người trực và phát triển lưới điện thông minh chính là 2 khâu đột phá quan trọng nhất do Tổng
công ty thực hiện, với mục tiêu nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020.
“Thực hiện chỉ đạo của EVN,
EVNNPT đang nghiên cứu chuyển các TBA sang chế độ thao tác từ xa, tiến tới TBA
không người trực. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, chuyển 60% TBA 220 kV vận
hành theo tiêu chí trạm không người trực. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào
việc tận dụng tối đa hạ tầng tự động hóa, điều khiển xa, góp phần nâng cao năng
suất lao động, hợp lý hóa về chi phí trong vận hành cũng như đầu tư của EVNNPT.
Theo tính toán, đến năm 2020, việc áp dụng TBA không người trực sẽ tiết kiệm
trên 60% số lao động vận hành TBA”, ông Tạ Việt Hùng cho biết.
Đối với việc phát triển lưới điện
thông minh, EVNNPT đang triển khai với mục đích nâng cao độ tin cậy lưới điện,
giảm tổn thất điện năng lưới điện truyền tải, đồng thời nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả vận hành lưới điện truyền tải. Theo tính toán, nếu thành công,
năng suất lao động trong EVNNPT sẽ tăng trưởng mạnh đến năm 2020, trong đó số
lao động/km đường dây là ≤ 0,19 người/km (so với 9 tháng đầu năm 2017 là
0,295); sản lượng điện truyền tải/lao động ≥ 30,5 triệu kWh/người (so với 9
tháng đầu năm 2017 là 17,83). Ngoài ra, tỷ lệ tổn thất điện năng, suất sự cố và
thời gian xử lý sự cố cũng giảm mạnh so với hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét