Nhiều
dấu hiệu vi phạm cũng như lừa đảo đã khiến những công ty đa cấp này còn diễn ra
nhiều phức tạp nữa như kinh doanh tiền ảo theo hình thức đa cấp.
Hoạt động bán hàng đa cấp vẫn
diễn ra phức tạp
Theo thông tin mới nhất từ Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công Thương thì sau một thời gian rà
soát cũng như kiểm tra thì cả nước có 33 công ty đăng kí bán hàng đa cấp còn hoạt
động. Số lượng này đã giảm hơn một nửa so với đầu năm 2016 là 67 công ty.
Trong năm 2017 hiện nay thì các
đoàn kiểm tra của Sở Công Thương Hà Nội đã phát hiện 9 doanh nghiệp không
có trụ sở hoạt động bán hàng đa cấp tại Hà Nội nhưng lại hoạt động kinh
doanh trên địa bàn; ra quyết định xử phạt các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp vi phạm với số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng. Qua đó đưa Hà Nội
là địa phương đứng đầu cả nước trong việc xử phạt doanh nghiệp bán
hàng đa cấp vi phạm.
Hiện Hà Nội chỉ còn với
28 doanh nghiệp bán hàng đa cấp, mặt hàng kinh doanh đa cấp chủ
yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Trong đó trên 80% số doanh
nghiệp đã đăng ký kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng.
Mặc dù số lượng các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp đã giảm, tuy nhiên dấu hiệu vi phạm, lừa đảo và biến tướng
trong hoạt động bán hàng đa cấp vẫn diễn ra phức tạp với nhiều
hình thức tinh vi hơn như kinh doanh tiền ảo theo hình thức đa cấp…
Theo Phó Giám đốc Sở Công
thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải, kết quả kiểm tra cho thấy, các hành vi vi phạm
phổ biến bị phát hiện và xử lý trong bán hàng đa cấp gồm: Vi phạm
trong cấp bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; thay đổi giấy chứng
nhận, hoạt động đào tạo người tham gia; quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc
gây nhầm lẫn cho khách hàng; duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp
đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người
tham gia bán hàng đa cấp…
Cơn lốc kinh doanh tiền ảo ăn "hoa hồng" đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư ở Việt
Siết chặt hoạt động kinh
doanh đa cấp
Trước tình hình trên, mới đây,
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã ký ban hành Công văn về việc thực
hiện Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động
kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội
yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện
quản lý Nhà nước và thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP
và Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 1/12/2017 của UBND TP. Hà Nội về công tác thanh
tra năm 2018.
Trong đó nhấn mạnh đến
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa
cấp trên địa bàn thành phố; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công
tác thanh tra, kiếm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp
có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp; Thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành
vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương
thức đa cấp. Rà soát chặt chẽ hồ sơ thông báo, đăng ký khuyến mại của doanh
nghiệp bán hàng đa cấp và kiểm tra, giám sát, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện
các quy định về khuyến mại theo quy định.
Lực lượng Quản lý thị trường
TP. Hà Nội cần thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước kiểm tra, giám
sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố theo thẩm
quyền trong đó lưu ý kiểm tra, giám sát đối với các hội nghị, hội thảo, đào tạo
về kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp…
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét